Cẩm nang tiêm chủng

Lịch sử phát triển của vắc-xin

Mặc dù có những câu chuyện cổ kể về việc sử dụng vắc-xin đầu tiên trên thế giới, tuy nhiên đó chưa hẳn là vắc-xin đúng nghĩa theo miễn dịch học mà ngày nay chúng ta sử dụng. Có thể thừa nhận rằng Edward Jenner là người đầu tiên sử dụng Vắc-xin để phòng bệnh cho con người. 

 

Edward Jenner là một bác sĩ ở vùng nông thôn của đất nước Anh. Năm 1796, châu Âu xảy ra dịch đậu mùa (căn bệnh có thể gây tử vong hoặc để lại sẹo xấu ở mặt), Jenner đã thực hiện thành công thử nghiệm vắc-xin ngừa bệnh này. Xuất phát từ việc nhận thấy những công nhân vắt sữa bò tiếp xúc trực tiếp bị lây bệnh đậu bò rồi thì sau này không bị bệnh đậu mùa. Đậu bò và đậu người là 2 loại virus có cùng nguồn gốc từ một chi Orthopoxvirus (tuy nhiên đây là điều mà thời đó chưa ai biết đến). Ông lấy vảy đậu bò của bệnh nhân Sarah Nelmes cấy vào cánh tay của bé trai 8 tuổi có tên là James Phipps. Bé đã có những biểu hiện của bệnh đậu bò sau đó. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps, nhưng Phipps không mắc bệnh. Việc làm này dựa trên cơ sở miễn dịch chéo giữa đậu mùa và đậu bò vì chúng có bản chất kháng nguyên tương tự nhau, tuy nhiên đây là cơ sở miễn dịch học mà thời đó chưa hề được biết đến. Từ câu chuyện này mà có được từ “vắc-xin” vì từ này xuất phát từ “vaccinia” – là loại virus gây bệnh đậu bò (vacca-bò cái). Đây là một phát minh vĩ đại của nhân loại, ngoài nước sạch thì tiêm chủng là biện pháp bảo vệ sức khỏe hữu hiệu bậc nhất.

Thời bấy giờ thì ngành vi sinh học vẫn chưa phát triển, Edward Jenner công bố thử nghiệm của mình vào năm 1798 thì người ta chỉ biết là có "mầm bệnh" gây nên bệnh nhiễm trùng.

Tiếp theo sau đó là những cống hiến rực rỡ của Louis Pasteur cho ngành vắc xin học.

Louis Pasteur nghiên cứu vắc-xin phòng bệnh tả đầu tiên khi dịch tả tàn sát đàn gà. Ông đem tiêm cho gà vi khuẩn tả đã được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, sau đó những con bị tiêm chết sạch. Ông chuẩn bị một bình dịch huyền phù nuôi cấy vi khuẩn tả trước khi đi nghỉ mát. Khi trở về, ông lại lấy dịch huyền phù đó đem tiêm cho gà. Lần này thì gà chỉ bị bệnh nhẹ rồi cả đàn hết bệnh. Ông hiểu ra rằng đám vi khuẩn trong dịch huyền phù đó đã bị biến tính, suy yếu khi ông đi vắng. Ông bèn lấy vi khuẩn tả đem tiêm cho những con gà vừa trải qua tiêm chủng và những con chưa hề được tiêm chủng. Kết quả là những con nào từng được tiêm chủng thì có khả năng đề kháng lại mầm bệnh, còn lại chết hết. Qua đó, ông đã xác nhận các giả thuyết của Edward Jenner. Điều đó đã mở đường cho ngành miễn dịch học phát triển.

Từ đó, có rất nhiều vắc-xin ra đời phục vụ công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm của nhân loại. Tiêm chủng đã kiểm soát 14 bệnh phổ biến trên toàn cầu: bệnh đậu mùa, bạch hầu, uốn ván, sốt vàng, ho gà, bệnh do HIB, bại liệt, sởi, quai bị, rubella, thương hàn, dại, rotavirus và viêm gan B. Nguyên tắc vẫn như cũ: gây mẫn cảm bằng một vi sinh vật nói chung như vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một protein đặc hiệu có tính kháng nguyên vi sinh vật để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, từ đó tạo ra  sức đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Dưới đây là bảng liệt kê lịch sử ra đời của các loại vắc-xin trên toàn cầu

Năm

Vắc-xin

1798

Đậu mùa

1885

Dại

1896

Thương hàn, Tả

1927

Lao

1926

Ho gà

1923

Bạch hầu

1935

Sốt vàng

1936

Cúm

1926

Uốn ván

1963

Bại liệt (uống), Sởi

1955

Bại liệt (tiêm)

1977

Phế cầu

1967

Quai bị

1992

Viêm não Nhật Bản

1985

Nhiễm trùng do HIB

1969

Rubella

1999

Não mô cầu nhóm C

1980

Bệnh do Adeno virus

1996

Viêm gan A

1987

Nhiễm trùng do HIB (vắc-xin cộng hợp)

1989

Thương hàn (type 2 1a)

1981

Viên gan B

1995

Thủy đậu

1999

Viêm dạ dày ruột do Rotavirus

1970

Bệnh than

2009

Viêm não Nhật Bản (tế bào vero)

2000

Phế cầu (10 chủng)

2010

Phế cầu (13 chủng)

 

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh (2017), An toàn tiêm chủng, NXB Y học.

Plotkin (2018), Vaccines, Elsevier.

Bạn cần
hỗ trợ