Cẩm nang tiêm chủng

NHỮNG VẮC XIN PHỤ NỮ CẦN TIÊM TRƯỚC KHI MANG THAI

Việc chủng ngừa đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vắc xin có khả năng tạo sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.

TRƯỚC KHI MANG THAI CÓ NÊN TIÊM PHÒNG KHÔNG?

Tiêm phòng trước khi mang thai là cách tốt nhất giúp mẹ bảo vệ cho sức khỏe của mình cũng như thai nhi. Bởi Trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị bệnh vì hàng rào kháng thể hoạt động khá yếu, dễ bị tác động và tấn công bởi các vi khuẩn, virus gây bệnh và chúng dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi. Nhiễm bệnh trong giai đoạn này nếu không được điều trị tốt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Do vậy tiêm ngừa trước khi mang thai rất cần thiết nhằm đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sự phát triển toàn diện của bé

Việc chủng ngừa đầy đủ cho người mẹ trước khi mang thai giúp tạo miễn dịch thụ động cho bé ngay sau khi chào đời. Một số loại vắc xin có khả năng tạo sức đề kháng cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ, giúp phòng tránh nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Ngoài ra, tiêm ngừa trước khi mang thai đúng theo các quy định về an toàn tiêm chủng còn hạn chế các tác dụng phụ với thai nhi. Bởi, Vắc Xin virus sống có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Vì vậy, nếu bắt buộc phải chủng ngừa khi mang thai, mẹ bầu cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN CHÍCH NGỪA KHI MANG THAI 

  • Tùy theo yêu cầu và quy định của từng mũi tiêm vắc-xin, chị em vẫn cần phải tuân thủ việc tránh thai an toàn trong thời gian này. Nếu có thai trong thời gian tiêm phòng, cần phải tham khảo ý kiến của bác sỹ về trường hợp cụ thể của mình.
  • Xét nghiệm kháng thể trước khi chích ngừa hay không tùy trường hợp. Tiêm chủng đúng theo lịch tiêm phòng của bác sĩ tư vấn đưa ra trong mỗi lần thăm khám.
  • Theo dõi cơ thể kỹ lưỡng sau tiêm phòng trong vòng 24-48 tiếng để phòng các phản ứng phụ, sốc thuốc có thể xảy ra.

TRƯỚC KHI MANG THAI CẦN TIÊM PHÒNG GÌ?

Tiêm gì trước khi mang thai luôn là nỗi băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ hiện nay. Sau đây là  5 loại vắc xin mà phụ nữ cần tiêm trước khi mang thai và các tác dụng phụ thường gặp của chúng:

  1. VẮC XIN SỞI, QUAI BỊ VÀ RUBELLA (MMR):

Sởi, quai bị và Rubella (bệnh sởi Đức) đều là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Nếu người mẹ bị mắc các bệnh này trong quá trình mang thai thì nguy cơ thai nhi bị dị tật, chết lưu, sinh non,... rất cao. Hiện nay, phụ nữ có thể tiêm ngừa trước khi mang thai bằng mũi MMR – Vắc Xin phối hợp sởi, quai bị và Rubella.

Thời gian tiêm: Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

  1. VẮC XIN THỦY ĐẬU:

Vắc Xin phòng bệnh thủy đậu cũng là một loại Vắc Xin nên tiêm trước khi mang thai. Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lây lan cao, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Phụ nữ mang thai mắc thủy đậu trong năm tháng đầu của thai kỳ có thể gây dị tật hình thể, liệt tay chân cho bé. Ngoài ra, các bà mẹ mắc bệnh thủy đậu khi gần sinh còn có thể lây truyền virus thủy đậu sang cho trẻ khi sinh nở.

Thời gian tiêm: Đối với người đã từng bị thủy đậu hoặc đã tiêm thủy đậu trước đó rồi thì không cần tiêm nữa, vì cơ thể đã hình thành kháng thể với bệnh này. Ngược lợi nếu bạn chưa từng mắc bệnh hay chích ngừa thì nên tiêm phòng, tốt nhất là 3 tháng. Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

  1. VẮC XIN VIÊM GAN SIÊU VI B:

Viêm gan B là một căn bệnh về gan do virus HBV gây ra. Nếu mẹ bị nhiễm trong 3 tháng giữa thai kỳ, nguy cơ lây truyền cho trẻ là 10-20%, 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp và phá hủy nặng nề đến gan, về lâu dài gây xơ gan, ung thư gan.

Thời gian tiêm: Nên tiêm trước khi mang thai, một số trường hợp nguy cơ cao có thể tiếp tục tiêm trong khi mang thai khi chưa hoàn thành liệu trình

  1. VẮC XIN CÚM:

Bà bầu khi mắc bệnh cúm trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể khiến thai nhi bị các dị tật như hở hàm ếch và sứt môi. Vì thế, việc tiêm vắc xin cúm trước khi mang thai rất cần thiết. Vắc xin cúm có 2 loại, vắc xin sống giảm độc lực và vắc xin cúm bất hoạt. Loại vắc xin cúm đang được sử dụng tại Việt Nam là loại vắc xin bất hoạt. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào khoảng tháng 10 và 11 hàng năm. Tuy nhiên, vắc xin cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Thời gian tiêm: Nên tiêm trước khi mang thai 1 tháng. Trong thời gian mang thai, nên tiêm phòng sau 3 tháng thai kỳ.

  1. VẮC XIN BẠCH HẦU - HO GÀ - UỐN VÁN:

Ngày nay, việc tiêm trước khi mang thai vaccin uốn ván - bạch hầu và ho gà vô cùng cần thiết. Đây đều là những bệnh dễ gặp và vô cùng nguy hiểm với thai nhi, cụ thể:

a. Bệnh bạch hầu

Bạch hầu là một bệnh lây cấp tính gây dịch do corynebacterium diphtheriae gây ra. Các bệnh cảnh lâm sàng thường gặp có thể là bạch hầu thường, bạch hầu họng - thanh quản (croup) và bạch hầu ác tính do vi khuẩn đột nhập qua da và niêm mạc gây ra các giả mạc dai tại chổ bị nhiễm khuẩn (thường là ở hầu họng, thanh quản, mũi, mắt, da hoặc bộ phận sinh dục). Bệnh khiến vi khuẩn tiết ra ngoại độc tố vào máu gây nhiễm độc cơ tim, thận các dây thần kinh trung ương và ngoại biên, từ đó khiến nguy cơ tử vong tăng.

b. Bệnh ho gà

Ho gà là bệnh truyền nhiễm gây dịch lây qua đường hô hấp do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra. Bệnh lây qua giọt nước bọt ngay tại gia đình với tỷ lệ 70-100%, chu kỳ xảy dịch thường từ 3-4 năm 1 lần. Vi khuẩn ho gà có thể gây bệnh não do thiếu oxy dẫn đến tử vong với tỷ lệ 0,3% nhưng ở trẻ nhỏ tỷ lệ tử vong có thể lên tới 0,5%.

c. Bệnh uốn ván

Uốn ván sơ sinh là một trong những nguyên nhân gây chết hàng đầu ở một số nước đang phát triển. Tử vong uốn ván là do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim; tỷ lệ tử vong tuỳ thuộc vào điều kiện hồi sức cấp cứu và điều trị sớm hay muộn nhưng tỷ lệ chết rất cao từ 10-80%.

Thời gian tiêm: Có thể tiêm trước khi mang thai hoặc tốt nhất trong thời gian mang thai từ 28 đến 36 tuần

 

PHÒNG BỆNH

TÊN VẮC XIN

THỜI ĐIỂM

SỐ MŨI

 

Sởi - Quai Bị -Rubella

MMR II

Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm trước khi có thai ít nhất 3 tháng.

1 hoặc 2 mũi

 

Priorix

 

Thủy Đậu

Varivax

Phụ nữ nên hoàn tất lịch tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng trước khi có thai ít nhất 3 tháng (đối với Varilrix  chỉ cần 1 tháng). Người đã từng mắc thuỷ đậu thì không cần tiêm.

2 mũi

 

Varicella

 

Varilrix

 

Viêm Gan Siêu Vi B

Heberbiovac HB

Nên tiêm trước khi mang thai, một số trường hợp nguy cơ cao có thể tiếp tục tiêm trong khi mang thai khi chưa hoàn thành liệu trình

3 mũi

 

Euvax

 

Hepavax

 

Engerix B

 

Cúm

Vaxigrip Tetra

Nên tiêm trước khi mang thai 1 tháng. Trong thời gian mang thai, nên tiêm phòng sau 3 tháng thai kỳ.

1 hoặc 2 mũi

 

Influvac Tetra

 

GCFLUPFS

 

Bạch Hầu- Ho Gà- Uốn Ván

Adacel

Tiêm trước khi mang thai.

1 mũi

 
 

Boostrix

Tốt nhất tiêm trước khi mang thai hoặc tiêm trong 3 tháng cuối thai kỳ.  

 

Để cập nhật giá vắc xin hiện tại vui lòng chọn vào đường dẫn sau: BẢNG GIÁ VẮC XIN

Phòng Khám Tư Vấn Và Điều Trị Dự Phòng Vắc Xin Đồng Nai

Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ tiêm chủng với tiêu chí chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Địa chỉ: 107A Nguyễn Ái Quốc KP8 Phường Tân Phong Biên Hoà Tỉnh Đồng Nai

Hotline: 0251.626.9999

Email: [email protected]

Website: https://trungtamvacxindongnai.com

Facebook:  https://www.facebook.com/Tiemchungvacxindongnai/

Bạn cần
hỗ trợ