Bệnh học

BẠCH HẦU

Bạch hầu là bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng, lây theo đường hô hấp và gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheria (Klebs-Loeffler) gây nên.

  1. Định nghĩa
  • Bạch hầu là bệnh nhiễm độc, nhiễm trùng, lây theo đường hô hấp và gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheria (Klebs-Loeffler) gây nên.
  • Vi khuẩn khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên và ngoại độc tố của nó lan tỏa ra khắp cơ thể.
  • Lâm sàng có 2 biểu hiện:

Tại chỗ: màng giả.

Toàn thân: nhiễm độc thần kinh, viêm cơ tim, tổn thương thận.

  1. Đặc điểm dịch bệnh

Mầm bệnh

  • Trực khuẩn bạch  hầu sống rất lâu trong giả mạc và trong họng của bệnh nhân.

Nguồn bệnh

  • Người là ổ chứa duy nhất: người đang bị bệnh, vừa khỏi hoặc khỏe mạnh nhưng mang vi khuẩn.

Cơ thể cảm thụ

  • Miễn dịch trong bạch hầu là miễn dịch chống độc, không phải là kháng vi khuẩn.
  • Miễn dịch do mẹ truyền qua rau thai cho trẻ sơ sinh kéo dài 3 - 6 tháng tuy nhiên yếu.
  • Cơ thể cảm thụ là người chưa có miễn dịch với bạch hầu. Để thăm dò cơ thể cảm thụ, người ta dùng phản ứng Schick. Phản ứng Schick dương tính tức là người đó có nguy cơ mắc bệnh, trên cơ sở đó tiến hành tiêm chủng vaccin.

Đường lây truyền

  • Chủ yếu lây trực tiếp qua đường hô hấp.
  • Lây gián tiếp: qua đồ dùng của bệnh nhân, thức ăn,... mang vi khuẩn.
  • Lây qua da.
  1. Triệu chứng

Bạch hầu họng thể thông thường

Thời kì nung bệnh: 2 - 5 ngày, không có biểu hiện lâm sàng.

Thời kì khởi phát

  • Sốt nhẹ 37,5 - 38oC, khó chịu, quấy khóc.
  • Ăn kém, da hơi xanh, sổ mũi.
  • Khám họng:

Họng hơi đỏ.

Amydal có điểm trẳng mờ ở một bên.

Giả mạc dễ bong nhưng mọc lại ngay, dính và không tan trong nước.

  • Hạch cổ nhỏ, di động, không đau.

Thời kỳ toàn phát: ngày thứ 2 - 3 của bệnh.

a) Triệu chứng địa phương

  • Giả mạc:

Sự lan tràn của giả mạc:

  • Đầu tiên giả mạc ở một bên Amyldal.
  • Rồi lan sang bên kia trùm lên một nửa hoặc cả lưỡi gà và các cột của màn hầu.

Đặc điểm giả mạc:

  • Giả mạc trắng ngà, dính chặt vào niêm mạc, bóc tách gây chảy máu, mọc            lại rất nhanh sau bóc tách.
  • Tính chất: dai, dày dính, không tan trong nước.
  • Niêm mạc dưới giả mạc xung huyết nhưng chưa loét. Niêm mạc quanh giả mạc bình thường.
  • Hạch góc hàm: nhỏ, chắc, di động và không đau.
  • Sổ mũi nhiều, nước mũi trắng hoặc lẫn mủ.
  1. Triệu chứng toàn thân
  • Sốt 38 - 38,5oC.
  • Nuốt đau.
  • Dấu hiệu nhiễm độc: da xanh, mệt mỏi, mạch nhanh, huyết áp thấp.
  1. Tiến triển
  • Điều trị sớm bằng huyết thanh kháng bạch hầu (SAD) và kháng sinh thì giả mạc           hết nhanh trong 24h - 3 ngày, trẻ hết sốt, chỉ hơi mệt, da xanh.
  • Điều trị quá muộn, hoặc không điều trị sẽ có nhiều biến chứng dẫn đến tử vong.

Bạch hầu họng ác tính

Thể tiên phát: xuất hiện vào ngày 1 hoặc 2 của bệnh.

  1. Thời kỳ khởi phát: có thể âm ỉ hoặc nặng ngay: sốt cao, nôn, nhiễm độc nặng.
  2. Thời kỳ toàn phát: tiếp theo sau vài giờ.

Các dấu hiệu địa phương:

  • Giả mạc:

Lan nhanh, chỉ vài giờ đã lan khắp họng.

Xám đen do xuất huyết.

Dính chặt vào niêm mạc, bóc tách chảy máu.

Niêm mạc xung quanh giả mạc xung huyết, đỏ, đôi khi có chấm xuất huyết.

  • Hạch cổ hai bên sưng to, dính với nhau thành khối, không đau, không di động.
  • Sổ mũi: nước mũi đặc lẫn máu, 2 lỗ mũi bị loét, có thể có giả mạc.

Dấu hiệu cơ năng: đau khi nuốt và uống nước sọc ra mũi, nói giọng mũi.

Các dấu hiệu toàn thân và nhiễm độc:

  • Dấu hiệu nhiễm độc:

Sốt cao 39 - 40oC.

Da xanh nhợt, mệt lả, môi tím, mắt thâm quầng, khó thở.

  • Biến loạn về tim mạch: tim nhịp nhanh, loạn nhịp, nhịp ngựa phi, huyết áp hạ.
  • Gan sưng to.
  • Tiểu ít, nước tiểu có albumin.
  • Xuất huyết: ngoài da, bầm tím nơi tiêm, chảy máu cam, nôn máu....

Xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao, chủ yếu đa nhân, tiểu cầu hạ.

Tiên lượng trầm trọng: chết sau 24 - 36h, nhiều nhất 1 tuần vì suy nhược, xuất huyết, trụy mạch, ngạt thở.

Thể thứ phát: xuất hiện vào ngày thứ 10 - 15 hoặc chậm hơn (ngày thứ 40 - 50)

  • Xuất hiện:

Sau bạch hầu ác tính tiên phát, được điều trị tích cực, hết giả mạc.

Hoặc sau bạch hầu thể thông thường điều trị muộn nên giả mạc mất rất chậm (đến ngày thứ 6 - 7 của bệnh).

  • Đến ngày 10 - 15 của bệnh, còn 1 số triệu chứng nặng:

Mệt lả, da xanh.

Nhịp tim nhanh (140 l/phút) hoặc chậm (< 50 l/phút), có thể nhịp ba, nhịp ngựa phi.

Gan to.

Tổn thương thận: thiểu niệu, albumin niệu, ure máu cao.

Bệnh nhân tử vong do đột ngột do trụy tim mạch.

  • Có thể xuất hiện muộn vào ngày 40 – 50 của bệnh: bệnh nhân còn tồn tại          các rối loạn về tim mạch, về thận, nhiễm độc, tử vong đột ngột do ngất hoặc trụy mạch.

Bạch hầu thanh quản

  • Xảy ra sau bạch hầu họng không được điều trị hoặc điều trị muộn, giả mạc lan xuống thanh quản.
  • Hay gặp ở trẻ 2 – 5 tuổi, hiếm gặp ở trẻ < 1 tuổi và người lớn.

Giai đoạn khàn tiếng

  • Khởi đầu âm ỉ, sốt nhẹ 38 độ C.
  • Hơi khàn tiếng, thỉnh thoảng ho.
  • Dần xuất hiện rõ hơn: ho ông ổng, tiếng khàn, mất tiếng.

Giai đoạn khó thở

  • Khó thở chậm, có tiếng rít, khó thở thì thở vào, chỉ xuất hiện khi gắng sức: ăn uống, ho khóc vào buổi tối hay ban đêm.
  • Sau xuất hiện khó thở thanh quản liên tục:

Độ 1: khó thở từng cơn, từng lúc.

Độ 2: khó thở thanh quản liên tục cần mở khí quản ngay.

Độ 3: tương ứng với giai đoạn ngạt, khó thở nhanh nông, mổ khí quản cũng ít kết quả.

Giai đoạn ngạt

  • Thỉu dần đi, không dãy dụa.
  • Khó thở nhanh nông, không có tiếng rít.
  • Tím tái dần lên ở mắt và tứ chi, đôi khi mặt nhợt nhạt, môi tím, mạch nhỏ yếu, vã mồ hôi, hôn mê rồi chết.
  • Thời gian từ lúc bị bệnh đến tử vong khoảng 5 - 7 ngày.

Các thể khác

  • Bạch hầu ở trẻ sơ sinh.
  • Bạch hầu ở người đã tiêm phòng.
  • Bạch hầu da.
  • Bạch hầu rốn.
  • Bạch hầu âm đạo.
  • Bạch hầu tai.
  • Bạch hầu mắt.
  1. Biến chứng nhiễm độc tiến triển

Viêm cơ tim

Các biến chứng về thần kinh

  • Liệt màn hầu
  • Liệt cơ mắt
  • Liệt chi dưới
  • Liệt chi trên
  • Liệt các cơ quan khác:
  • Liệt thực quản
  • Liệt thanh quản       
  • Liệt các cơ gáy   
  • Liệt cơ hoành     
  • Liệt dây X, liệt hành tủy
  • Liệt nửa người

Biến chứng thận: tổn thương cầu thận và ống thận.

5. Nguyên tắc điều trị

  • Cần chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để ngăn chặn các biến           chứng do độc tố gây nên.
  • Điều trị toàn diện, chú ý đến dinh dưỡng, săn sóc.
  • Bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường, tránh đi lại nhiều, nhất là khi có biến chứng viêm cơ tim.
  • Khi có biến chứng thận cần ăn nhạt.
  • Cách ly người bệnh, sau 30 ngày để tránh lây.
  • Theo dõi tình trạng tim mạch hàng ngày.
  • Chế độ ăn nhẹ, dễ tiêu, uống nước đầy đủ.
  • Vitamin C 300 - 500 mg/ ngày.
  • Chỉ cho ra viện khi ngoáy họng cấy hai lần cách nhau 8 ngày cho kết quả âm tính.
  1. Phòng bệnh

Với bệnh nhân

  • Bệnh bạch hầu là bệnh phải khai báo, cách ly bệnh nhân. Bệnh phòng phải tẩy uế, sát khuẩn.
  • Nếu là học sinh phải nghỉ học 30 ngày sau khi đã khỏi bệnh.

Phòng bệnh bằng vaccin

  • Vaccin là giải độc tố. Việt Nam: dùng vaccin đa giá.
  • Bắt đầu tiêm từ 2 - 3 tháng tuổi, tiêm 3 lần, mỗi lần 0.5 ml cách nhau 1 tháng.
  • Một năm sau tiêm nhắc lại, mỗi 5-10 năm 1 lần.
  • Khả năng miễn dịch chủ động chỉ xuất hiện 10 ngày sau mũi tiêm cuối cùng.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Tài liệu truyền nhiễm.

 

Trung Tâm Tiêm Chủng Vắc Xin Đồng Nai

Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ tiêm chủng với tiêu chí chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Địa chỉ: 1302 (số cũ 138) Nguyễn Ái Quốc, KP8, P Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai

Hotline: 0251.626.9999

Email: [email protected]

Website: https://trungtamvacxindongnai.com

Facebook:  https://www.facebook.com/vacxindongnai

Bạn cần
hỗ trợ