Bệnh học

BỆNH LAO

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất

 

  1. Đại cương

Lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây nên. Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80 - 85% tổng số ca bệnh) và là nguồn lây chính cho người xung quanh.

  • Người nghi lao phổi
  • Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau:
  • Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất.

Ngoài ra có thể:

  • Gầy sút, kém ăn, mệt mòi.
  • Sốt nhẹ về chiều.
  • Ra mồ hôi “trộm” ban đêm.
  • Đau ngực, đôi khi khó thờ.
  • Nhóm nguy cơ cao cần chú ý:
  • Người nhiễm HIV.
  • Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em.
  • Người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày - tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn,...
  • Người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào.
  • Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như Corticoid, hoá chất điều trị ung thư,...
    • Lâm sàng lao phổi
  • Toàn thân: sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi đêm, chán ăn, mệt mỏi, gầy sút cân.
  • Cơ năng: ho, khạc đờm, ho ra máu, đau ngực, khó thở.
  • Thực thể: nghe phổi có thể có tiếng bệnh lý (ran ẩm, ran nổ,....).
  1. Chẩn đoán bệnh lao trẻ em

Đa số trẻ em mắc bệnh lao ở phổi (chiếm 70 - 80%), trong đó chủ yếu là lao sơ nhiễm, lao ngoài phổi chỉ chiếm 20-30%.

Xét nghiệm tìm AFB hoặc vi khuẩn lao trong các bệnh phẩm lấy từ trẻ em thường cho tỷ lệ dương tính rất thấp. Do đó việc chẩn đoán bệnh lao ở trẻ em chủ yếu dựa vào ba yếu tố: (i) tiền sử tiếp xúc với nguồn lây trong vòng 1 năm, (ii) các dấu hiệu lâm sàng nghi lao và (iii) tổn thương nghi lao trên phim Xquang. Trẻ có ít nhất 2 trong 3 yếu tố trên có thể chẩn đoán và cho điều trị lao để phòng mắc lao tiến triển khi trẻ lớn.

Các yếu tố nguy cơ khiến trẻ dễ mắc bệnh lao

Khi trẻ em có một trong các yếu tố sau sẽ làm tăng khả năng mắc lao khi có triệu chứng lâm sàng nghi lao:

  • Có tiền sử tiếp xúc gần gũi với nguồn lây lao.
  • Trẻ em dưới 5 tuổi.
  • Trẻ em nhiễm HIV.
  • Trẻ em suy dinh dưỡng nặng.
  • Trẻ em ốm yếu kéo dài sau khi mắc sởi.
  1. Phòng bệnh
  • Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ trong 24 giờ đầu để phòng những thể lao nặng như lao màng não, lao kê,…
  • Người bệnh phải tuân thủ điều trị lao theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc để đạt hiệu quả điều trị, tránh nguy cơ lây nhiễm (đặc biệt là khi còn ho khạc ra vi khuẩn lao, có xét nghiệm đờm AFB dương tính)
  • Tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh:

+ Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho.

+ Không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên.

  • Đảm bảo vệ sinh môi trường nơi ở của người bệnh: thông khí tự nhiên (cửa ra vào, cửa sổ, ô thoáng), có ánh nắng.
  • Thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bộ Y tế (2015), Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao.

 

Phòng Khám Tư Vấn Và Điều Trị Dự Phòng Vắc Xin Đồng Nai

Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ tiêm chủng với tiêu chí chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Địa chỉ: 1124 Nguyễn Ái Quốc KP8 Phường Tân Phong Biên Hoà Tỉnh Đồng Nai

Hotline: 0251.626.9999

Email: [email protected]

Website: https://trungtamvacxindongnai.com

Facebook:  https://www.facebook.com/Tiemchungvacxindongnai/ 

Bạn cần
hỗ trợ