Bệnh học

BỆNH SỞI

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do Paramyxovirus influenzae gây ra

 

  1. Định nghĩa
  • Là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp do Paramyxovirus influenzae gây ra.
  • Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, đặc biệt 2 - 6 tuổi, với biểu hiện lâm sàng sốt, viêm kết mạc, viêm đường hô hấp, tiêu hóa, phát ban ngoài da.
  • Bệnh thường gây biến chứng nặng ở trẻ em.
  • Bệnh tạo ra trạng thái miễn dịch bền vững suốt đời.
  1. Đặc điểm dịch bệnh
    1. Tác nhân: Paramyxovirus influenzae, thuộc họ Paramyxoviridae.
    2. Nguồn bệnh: bệnh nhân sởi.
    3. Đường lây: trực tiếp qua đường hô hấp.
    4. Cơ thể cảm thụ
  • Trẻ em 2 - 6 tuổi.
  • Sơ sinh mới lọt lòng còn miễn dịch thụ động 6 tháng.
  • Miễn dịch bền vững suốt đời sau khi mắc sởi.
    1. Phân bố dịch tễ
  • Lây mạnh 1 - 2 ngày trước khi mọc ban và 4 ngày sau khi phát ban.
  • Mùa đông xuân.
  • Mọi nơi trên thế giới.
  1. Triệu chứng (thể điển hình)
    1. Giai đoạn ủ bệnh: 10 ngày không có triệu chứng.
    2. Giai đoạn khởi phát: 4 - 5 ngày từ lúc bị sốt đến lúc bắt đầu phát ban.
  • Hội chứng viêm long:

+ Viêm đường hô hấp trên: ho, hắt hơi, chảy nước mũi. Có thể gặp viêm thanh quản cấp (ho, khàn tiếng, miệng khô), xuất hiện ban đêm, kéo dài vài giờ rồi hết.

+ Viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng phù kết mạc và mi mắt (dấu Brown Lee).

+ Viêm long đường tiêu hóa: ỉa chảy, phân nhiều nước, hoa cà hoa cải.

  • Sốt từ từ tăng dần 39 - 400C đến khi phát ban.
  • Dấu hiệu Koplik: trong vòng 12 - 18h.

+ Chấm trắng 1 - 2mm, niêm mạc miệng dọc theo xương hàm 2, quanh lỗ tuyến stenon, có trước khi phát ban.

+ Khi phát ban thì không còn dấu Koplik nữa.

  • Có thể gặp triệu chứng thần kinh (sốt cao co giật, hội chứng màng não).
    1. Giai đoạn toàn phát
  • Ban điển hình:

+ Màu hồng, không ngứa, dạng dát sẩn.

+ Trình tự mọc ban: tóc - sau hai tai - mặt - cổ - thân mình và tứ chi.

+ Dày nhất nơi cọ xát và phơi nắng.

+ Xen kẽ là vùng da lành.

  • Sốt:

+ Giảm dần khi mọc ban. Hết ngày thứ 4 - 5.

+ Nếu sốt kéo dài có thể do biến chứng.

  • Viêm long: đau mắt, sổ mũi, viêm thanh quản, khí quản.
    1. Giai đoạn lui bệnh
  • Ban: mất đi ngày thứ 4 để lại vết nâu trên da (lằn da hổ), theo thứ tự như khi mọc (tóc, chi,…).
  • Có thể kéo dài khoảng 10 ngày, người lớn có xu hướng nặng hơn so với trẻ nhỏ, sốt cao, phát ban rõ rệt, biến chứng nặng.
  1. Các thể khác
    1. Sởi khổng điển hình
  • Đã tiêm phòng vaccin sởi bất hoạt bằng fomalin, phơi nhiễm virus sởi.
  • Bệnh do tăng mẫn cảm với virus sởi bởi vaccin bất hoạt.
  • Sốt - đau cơ - đau đầu, sau vài ngày ban xuất hiện.
  • Ban mọc ở ngoại vi - vào trung tâm, ở dạng mày đay, nốt phỏng, dát sẩn, xuất huyết.
  • Sốt cao kèm phù chi, thâm nhiễm phổi dạng kẽ, viêm gan, tràn dịch màng phổi.
  • Không lây, không phân lập được virus sởi.
    1. Sởi theo cơ địa
  1. Sởi ở cơ thể rối loạn miễn dịch
  • Cơ thể rối loạn miễn dịch:

+ Thiếu hụt miễn dịch tế bào bẩm sinh.

+ Bị bệnh ác tính.

+ Đang điều trị ức chế miễn dịch.

+ HIV.

  • Sởi có thể không kèm phát ban.
  • Dễ mắc bệnh nặng,tử vong, biến chứng nặng: Viêm phổi, viêm não, HIV sang AIDS nhanh.
  1. Sởi người lớn
  • Nặng hơn trẻ nhỏ.
  • Ban nhiều hơn, dày hơn.
  • Bội nhiễm vi khuẩn hay gặp: viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi.
  1. Sởi ở trẻ suy dinh dưỡng
  • Sốt không cao.
  • Viêm long không đặc hiệu.
  • Ban mọc thưa, nhạt, không theo thứ tự.
  • Để muộn có thể biến chứng phế quản phế viêm, lao toàn thể.
  1. Biến chứng
    1. Tai mũi họng
  • Viêm tai giữa
  • Viêm thanh quản
    1. Hô hấp
  • Viêm phế quản
  • Viêm phổi
    1. Thần kinh trung ương
  • Viêm não
  • Viêm não xơ hóa bán cấp
    1. Tiêu hóa
  • Viêm loét hoại tử niêm mạc miệng họng
  • Tưa miệng do nhiễm nấm
  • Viêm ruột kéo dài dẫn đến ỉa chảy, viêm dạ dày
  • Viêm gan, viêm ruột thừa, viêm hồi tràng, viêm hạch mạc treo
    1. Sởi ác tính

6. ĐIỀU TRỊ

6.1. Nguyên tắc điều trị:

- Không có điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị hỗ trợ.

- Người bệnh mắc sởi cần được cách ly.

- Phát hiện và điều trị sớm biến chứng.

Không sử dụng corticoid khi chưa loại trừ sởi.

6.2. Điều trị hỗ trợ:

- Vệ sinh da, mắt, miệng họng: không sử dụng các chế phẩm có corticoid.

- Tăng cường dinh dưỡng.

- Hạ sốt:

+ Áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau nước ấm, chườm mát.

+ Dùng thuốc hạ sốt paracetamol khi sốt cao.

- Bồi phụ nước, điện giải qua đường uống. Chỉ truyền dịch duy trì khi người bệnh nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.

- Bổ sung vitamin A:

+ Trẻ dưới 6 tháng: uống 50.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

+ Trẻ 6 - 12 tháng: uống 100.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp.

+ Trẻ trên 12 tháng và người lớn: uống 200.000 đơn vị/ngày x 2 ngày liên tiếp. Trường hợp có biểu hiện thiếu vitamin A: lặp lại liều trên sau 4 - 6 tuần

* Chú ý với các trường hợp sởi có biến chứng nặng thường có giảm protein và albumin máu nặng cần cho xét nghiệm để bù albumin kịp thời.

  1. Phòng bệnh

7.1. Phòng bệnh chủ động bằng vắc xin

Thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định của Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia (mũi đầu tiên bắt buộc tiêm lúc 9 tháng tuổi)

Tiêm vắc xin phòng sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

7.2. Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân

Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách lyđối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

+ Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế.

+ Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh.

+ Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.

Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.

7.3. Phòng lây nhiễm trong bệnh viện

Phát hiện sớm và thực hiện cách ly đối với các đối tượng nghi sởi hoặc mắc sởi.

Sử dụng Immune Globulin (IG) tiêm bắp sớm trong vòng 3 - 6 ngày kể từ khi phơi nhiễm với sởi cho các bệnh nhi đang điều trị tại bệnh viện vì những lý do khác. Không dùng cho trẻ đã được điều trị IVIG trong vòng 1 tháng hoặc đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin sởi. Dạng bào chế: Immune Globulin (IG) 16%, ống 2ml. Liều dùng 0,25 ml/kg, tiêm bắp, 1 vị trí tiêm không quá 3ml. Với trẻ suy giảm miễn dịch có thể tăng liều gấp đôi.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Tài liệu truyền nhiễm.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH SỞI (Quyết định số: 1327/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

 

 

Trung Tâm Tiêm Chủng Vắc Xin Đồng Nai

Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ tiêm chủng với tiêu chí chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Địa chỉ: 1302 (số cũ 138) Nguyễn Ái Quốc, KP8, P Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai

Hotline: 0251.626.9999

Email: [email protected]

Website: https://trungtamvacxindongnai.com

Facebook:  https://www.facebook.com/vacxindongnai

Bạn cần
hỗ trợ