- Định nghĩa
- Là một bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc toàn thân, lây qua đường tiêu hóa do trực khuẩn Salmonella typhi (S. typhi) và S.para typhi A, S. para typhi B, S. para typhi C gây nên.
- Bệnh có biểu hiện sốt, lách to và các dấu hiệu tiêu hóa và thường gây nên biến chứng viêm cơ tim và thủng ruột.
- Đặc điểm dịch bệnh
Mầm bệnh
- Do S.typhi và S.typhi para A, B, C có kháng nguyên O, H, Vi. Kháng nguyên Vi rất quan trọng về mặt dịch tễ, giúp phân biệt người lành mang trùng.
Nguồn bệnh
- Người mắc bệnh thương hàn, phóng vi trùng ra ngoại cảnh qua phân, nước tiểu, các chất nôn.
- Người là ổ chứa vi khuẩn chính.
Cơ thể cảm thụ
- Lứa tuổi mắc bệnh chủ yếu là thanh niên chiếm 60%.
- Ở các nước đang phát triển, trẻ em lứa tuổi 8 - 13 hay bị mắc, không có sự khác biệt về giới.
- Một số điều kiện làm tăng cảm thụ với bệnh: thời tiết, các yếu tố cá nhân, yếu tố xã hội.
Đường lây truyền
- Lây qua đường tiêu hóa do thức ăn nước uống bị nhiễm trùng thương hàn do người bệnh.
- Người lành mang trùng thải ra qua phân: gồm 106 vi khuẩn và 109 vi khuẩn thải ra trong 1 gram phân.
- Triệu chứng
Thời kỳ nung bệnh
- Kéo dài 10 - 15 ngày, có thể 3 - 60 ngày tùy thuộc vào số lượng vi khuẩn.
- Im lặng, không có triệu chứng gì.
Thời kỳ khởi phát
Lâm sàng: khoảng 6 - 8 ngày, các triệu chứng thường từ từ xuất hiện:
- Nhức đầu:
+ Triệu chứng thường gặp.
+ Kèm theo mệt nhọc, khó ngủ hoặc mất ngủ.
- Không muốn ăn, táo bón, ít khi ỉa chảy.
- Sốt:
+ Từ từ tăng dần đến 39 - 39,50C.
+ Thường sốt nóng, có thể có sốt gai rét hoặc có cơn rét run.
- Chảy máu cam, ho, viêm phế quản, viêm phổi thường gặp trong thương hàn trẻ em.
- "Viêm họng Duguet”: trên các cột trước màn hầu có những vết loét hình bầu dục dài 6 - 8mm, rộng 4 - 6mm, báo hiệu một thể nặng của bệnh.
- Nghe phổi có thể thấy ở 2 đáy những dấu hiệu viêm phế quản và đáy phổi phải gõ tiếng hơi đục, dấu hiệu có giá trị.
Cận lâm sàng
- Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc giảm, có thể tăng bạch cầu đơn nhân.
- Cấy máu: tỷ lệ dương tính cao 90 % nếu chưa dùng kháng sinh đặc trị.
Thời kỳ toàn phát: kéo dài 2 - 3 tuần hoặc lâu hơn nếu có biến chứng.
Lâm sàng
- Sốt cao liên tục và giữ vững ở mức 39.5 – 40 độ C, sốt có hình cao nguyên:
- Thường là sốt nóng hoặc gai rét.
- Sốt rét run chỉ gặp 30 - 40% các trường hợp.
- Hiện nay rất hiếm gặp mạch và nhiệt độ phân ly.
- Hội chứng nhiễm trùng – nhiễm độc rõ:
- Li bì ngơ ngác kèm theo mê sảng, nhức đầu, sợ ánh sáng.
- Một số bệnh nhân thờ ơ với ngoại cảnh.
- Môi khô, lưỡi khô trắng.
- Rối loạn tiêu hóa: rất quan trọng
- Chán ăn.
- Ỉa lỏng, phân màu vàng, đi ngày 3 - 6 lần/ngày.
- Bụng chướng hơi, nắn đau khắp bụng, có ùng ục hố chậu phải.
- Lách to, gặp ở 30 - 50% các trường hợp hoặc gõ thấy diện đục rộng.
- Gan to gặp trong 30 - 40% các trường hợp.
- Hồng ban:
- Gặp ở tuần đầu thời kỳ toàn phát.
- Ban đỏ bằng cánh bèo tấm, kích thước 2 - 4mm, dạng dát đỏ hoặc sẩn.
- Vị trí thường gặp ở bụng, ngực, vùng thắt lưng.
- Số lượng ít, có khi chỉ 10 ban mỗi lần mọc.
- Có thể ban mọc vài lượt, cách nhau 3 ngày, ban có thể tồn tại 8 ngày.
- Các triệu chứng ít gặp khác:
- Ho khan, có rale phế quản.
- Có thể vàng mắt, vàng da.
- Có thể gặp ban xuất huyết dưới da, nếu ở người lớn thì tiên lượng nặng, còn gặp ở trẻ em thì không có giá trị tiên lượng.
- Hội chứng màng não: có thể dương tính.
Cận lâm sàng
- Công thức máu: chỉ có số lượng bạch cầu bình thường hay giảm.
- Cấy máu: tỷ lệ dương tính thấp hơn thời kỳ khởi phát.
- Cấy phân: dương tính.
- Chẩn đoán huyết thanh từ ngày 12 - 15 ở người chưa tiêm phòng có thể có những hiệu giá ngưng kết có giá trị.
Thời kỳ lui bệnh
- Từ ngày 14 - 20 của thời kỳ toàn phát (3- 4 tuần sau khi bệnh bắt đầu), nhiệt độ hạ đột ngột hoặc phần nhiều hạ từ từ.
- Bệnh nhân tỉnh dần, tiểu nhiều và bắt đầu vào thời kỳ lại sức.
- Đôi khi trước khi khỏi, các triệu chứng như nặng thêm lên hoặc nhiệt độ dao động mạnh.
- Thời kỳ lại sức bắt đầu khi bệnh nhân khỏi sốt 2 ngày liền.
- Các thể lâm sàng
Thể khởi phát bất thường
- Bất chợt hoặc khu trú đặc biệt vào một bộ phận nào đó, tưởng như viêm phổi hoặc viêm màng phổi hoặc viêm thận.
- Thể lưu động trong đó tuy nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa và hơi sốt đến khi một biến chứng kịch liệt như xuất huyết hay thủng ruột xuất hiện.
Các thể nặng
- Do sốt cao, suy nhược cực độ, li bì mê sảng kịch liệt, giật cơ, tụt huyết áp, mạch nhanh (cử động thất điều).
- Toàn thân suy nhược, có biến chứng viêm não do nội độc tố.
Các thể tùy theo tuổi
Thể trẻ sơ sinh
- Rất hiếm trước 6 tháng, khó chẩn đoán.
- Diễn biến như viêm dạ dày, ruột hoặc như viêm màng não hoặc sốt chưa rõ nguyên nhân hoặc như viêm phổi.
- Cấy máu khó thực hiện, phải cấy tủy xương hay cấy phân.
Thể ở trẻ em 7 - 8 tuổi
- Trước đây: diễn biến nhẹ và ngắn ở người lớn.
- Gần đây: biểu hiện sốt dai dẳng, nhiều biến chứng (do thương hàn kháng thuốc). Biến chứng hay gặp là xuất huyết tiêu hóa hoặc viêm cơ tim.
Người già
- Rất nặng, hay có biến chứng vào phổi, tim.
- Thời kỳ lại sức kéo dài.
Các thể liên kết
- Bất cứ một bệnh cấp diễn hay trường diễn nào cũng có thể liên kết được với bệnh thương hàn gây nên bộ mặt lâm sàng và những biến chứng đặc biệt.
- Nhất là sự liên kết sốt rét với thương hàn, khởi đầu là nguy kịch ngay, nhiệt độ tuyến bị các cơn sốt rét làm sai lạc, lách sưng to...
5. Biến chứng
Biến chứng về bộ máy tiêu hóa
- Xuất huyết tiêu hóa
- Thủng ruột
- Các biến chứng khác về tiêu hóa:
- Viêm miệng lợi
- Thương hàn đại tràng
- Viêm túi mật
- Viêm gan
- Viêm tuyến mang tai
Biến chứng vào bộ máy tuần hoàn
- Viêm cơ tim
- Viêm động mạch
- Viêm tĩnh mạch
Biến chứng vào hệ thống thần kinh
Não viêm thương hàn: 4 thể
- Não viêm thể thực vật
- Não viêm thể dưới đồi
- Não viêm thể thần kinh
- Viêm não thể tinh thần
Biến chứng vào màng não tủy
Biến chứng vào hệ hô hấp
- Viêm thanh quản
- Biến chứng vào phổi
- Điều trị
Nguyên tắc điều trị
- Dùng kháng sinh thích hợp.
- Điều trị hỗ trợ và chăm sóc tốt.
- Phát hiện sớm và điều trị các biến chứng như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa và các biến chứng khác.
- Dùng corticoid liều cao cho những người bệnh có biểu hiện viêm não hoặc nhiễm độc nội độc tố nặng.
Điều trị hỗ trợ
- Ăn thức ăn mềm, ít xơ, dễ tiêu, giàu dinh dưỡng.
- Bù đủ dịch và điều chỉnh rối loạn điện giải.
- Sử dụng corticoid cho những thể nặng (viêm não, viêm cơ tim và sốc): dexamethason liều 3 mg/kg truyền tĩnh mạch chậm trong vòng 30 phút. Sau đó cứ mỗi 6 giờ lại dùng một liều dexamethason 1 mg/kg cho đến hết 8 liều.
- Điều trị các biến chứng (trụy mạch, xuất huyết tiêu hóa, thủng ruột...).
7. Phòng bệnh
Phòng bệnh tại cộng đồng
- Loại bỏ các yếu tố nguy cơ: đảm bảo nước sạch cho dân.
- Kết hợp nhiều tổ chức (nhà trường, xã hội,..) tuyên truyền giữ gìn vệ sinh: ăn uống, rửa tay sau khi vệ sinh; vận động nông dân thay đổi tập quán dùng phân tươi để tưới cây, xây dựng nhà vệ sinh hợp lý.
- Y tế cơ sở: giám sát người lành mang trùng.
- Huấn luyện nhân viên y tế cơ sở sớm phát hiện bệnh tại cộng đồng, kịp thời cách ly, điều trị các thể thông thường, biết cách tẩy uế sát trùng đồ dùng ở nhà bệnh nhân.
Sử dụng vaccin
- Typhim Vi hoặc Typhoid Vi: không dùng cho trẻ < 2 tuổi. Tiêm bắp: 0,5 ml. Nhắc lại mỗi 3 năm hoặc khi có dịch bệnh xảy ra.
Trung Tâm Tiêm Chủng Vắc Xin Đồng Nai
Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ tiêm chủng với tiêu chí chất lượng dịch vụ hoàn hảo.
Địa chỉ: 1302 (số cũ 138) Nguyễn Ái Quốc, KP8, P Tân Phong, Biên Hoà, Đồng Nai
Hotline: 0251.626.9999
Email: [email protected]
Website: https://trungtamvacxindongnai.com
Facebook: https://www.facebook.com/vacxindongnai