Bệnh học

QUAI BỊ

Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây viêm tuyến nước bọt, có khi cả tuyến sinh dục, tụy tạng và màng não.

 

  1. Định nghĩa
  • Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây viêm tuyến nước bọt, có khi cả tuyến sinh dục, tụy tạng và màng não.
  • Dễ thành dịch, lây theo đường hô hấp trực tiếp từ người bệnh sang người lành.
  • Thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên.
  • Thường lành tính, tự khỏi, thường gây miễn dịch vĩnh viễn.
  1. Đặc điểm dịch bệnh

Tác nhân gây bệnh

  • Virus quai bị: thuộc nhóm Paramyxovirus.
  • Kháng nguyên:

+ Kháng nguyên V độc, ngưng kết hồng cầu ở vỏ.

+ Kháng nguyên S hòa tan, không độc, không ngưng kết hồng cầu.

  • Virus tồn tại lâu ngoài cơ thể.
  • Nước bọt của người bệnh có thể chứa virus 6 ngày trước khi sưng và 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai.
  • Có thể phân lập virus trong giai đoạn cấp của bệnh từ máu, nước bọt, dịch tụy, dịch não tủy, tinh dịch, sữa, nước tiểu của bệnh nhân.

Nguồn bệnh

  • Bệnh nhân thể viêm tuyến nước bọt điển hình.
  • Thể ẩn không triệu chứng lâm sàng.

Đường lây: trực tiếp qua đường hô hấp, các giọt nước bọt khi nói chuyện.

Cơ thể cảm thụ

  • Trẻ em 3 - 14 tuổi (nhất là từ 5 đến 9 tuổi).
  • Thanh niên 18 - 20 tuổi.
  • Ít gặp < 2 tuổi và > 40 tuổi.
  • Miễn dịch sau mắc bệnh khá bền vững.
  • Miễn dịch mẹ truyền cho con chỉ tồn tại 6 tháng.

Tính chất dịch

  • Khắp nơi trên thế giới.
  • Đông dân cư, tập thể, trường học...
  • Đông xuân.

3. Sinh bệnh học

  • Virus hô hấp, hạch lympho nhân lên máu lần 1 tuyến mang tai, sinh dục, màng não máu lần 2 tinh hoàn, tụy tạng, thần kinh, tim gan thận...
  • Gây viêm kẽ ống dẫn và quanh tuyến nước bọt, ít tổn thương mô tuyến.
  • Viêm teo tụy ngoại tiết và nội tiết.
  • Viêm kẽ thoái hóa ống dẫn tinh.
  • Viêm thoái hóa ống dẫn trứng.
  • Viêm màng não hiếm khi dính vào não.
  1. Triệu chứng

Thể thông thường (sưng tuyến nước bọt mang tai)

Nung bệnh: 14 - 21 ngày

  • Yên lặng.
  • Ngày thứ 15, bài xuất virus ra ngoài, làm lây bệnh khó dập dịch.

Khởi phát: 12 - 48 h

  • Đau vùng tai, trước lỗ tai quanh lỗ tai.
  • Đau làm khó há miệng, khó nói.
  • Sốt 39 - 39.5oC, hoặc cao hơn.
  • Mệt mỏi, nhức đầu, ăn ngủ kém.
  • Ba điểm đau gợi ý (Rillier và Barthez) viêm tuyến nước bọt mang tai:

+ Khớp thái dương hàm.

+ Mỏm xương chũm.

+ Góc dưới quai hàm.

Toàn phát: kéo dài 7 - 8 ngày

Sưng:

  • Đầu tiên sưng 1 bên, sau 1 - 2 ngày sang nốt bên kia.
  • Sưng nhẹ không làm thay đổi khuôn mặt.
  • Sưng rõ rệt, không thấy rãnh đường sau xương hàm.
  • Sưng to, tuyến dưới hàm, tuyến mang tai, biến dạng cổ, có khi sưng cả tuyến dưới lưỡi làm lưỡi bị đẩy ra ngoài.
  • Da chỗ sưng căng bóng, màu sắc bình thường.
  • Ấn vào chỗ sưng có cảm giác đàn hồi, không lõm xuống.
  • Lỗ ống Stenon trong má phù nề, đỏ tấy, không mủ.

Đau:

  • Đau toàn bộ tuyến, không có điểm đau rõ rệt như viêm mủ.
  • Ba điểm đau của Rillier và Barthez.

Dấu hiệu đi kèm:

  • Sốt, trẻ nhỏ sốt nhẹ, thanh niên sốt cao.
  • Mệt mỏi, đau đầu dữ dội, chán ăn, chảy máu cam.
  • Hạch góc hàm và trước tai sưng to, đau.
  • Viêm họng đỏ.

Thời kỳ hồi phục: sau 1 tuần

  • Tuyến mang tai giảm đau, nhỏ dần.
  • Hết sốt.
  • Triệu chứng khác lui dần và hết.

Biến chứng (các biểu hiện ở nơi khác)

  • Viêm tinh hoàn
  • Viêm buồng trứng
  • Viêm tụy
  • Hệ thần kinh
  • Viêm màng não do quai bị
  • Viêm não do quai bị
  • Một số biểu hiện khác:

+ Viêm tuyến lệ, tuyến giáp, tuyến vú.

+ Biểu hiện ở mắt: giác mạc, mống mắt, kết mạc, võng mạc...

+ Tim: viêm cơ tim thoáng qua (điện tâm đồ: ST chênh xuống, rối loạn tái cực, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất).

+ Viêm thanh khí phế quản, viêm phổi.

+ Xuất huyết giảm tiểu cầu.

+ Viêm đa khớp.

  1. Phòng bệnh và điều trị

Cách ly ít nhất 2 tuần. Người tiếp xúc bệnh nhân phải đeo khẩu trang

Vắc Xin

  • Chỉ định:

+ Trẻ >12 tháng.

+ Dậy thì, thanh niên.

  • Chống chỉ định:

+ Trẻ <12 tháng.

+ Phụ nữ có thai.

+ Đang sốt, xạ trị, Leucemia, lymphoma...

  • Tác dụng phụ: sốt, phát ban, hiếm có biểu hiện thần kinh.
  • Tiêm:

+ Vaccin sống giảm độc lực.

+ Tiêm dưới da 0,5 ml.

Huyết thanh tăng cường miễn dịch

Trường hợp tiếp xúc nguồn lây ở phụ nữ có thai, thanh thiếu niên chưa có miễn dịch.

Điều trị

Vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol.

Trường hợp viêm tinh hoàn:  Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Dùng corticoid đúng liều, quan trọng nhất là dùng liều lớn khi khởi đầu (60mg Prednisolon), sau đó giảm dần trong 7-10 ngày. Phẫu thuật giải áp khi tinh hoàn bị chèn ép nhiều.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Y Hà Nội (2009), Tài liệu truyền nhiễm.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, Quai bị.

 

Phòng Khám Tư Vấn Và Điều Trị Dự Phòng Vắc Xin Đồng Nai

Chúng tôi cam kết đem đến cho khách hàng cảm nhận hoàn toàn mới về dịch vụ tiêm chủng với tiêu chí chất lượng dịch vụ hoàn hảo.

Địa chỉ: 107A Nguyễn Ái Quốc KP8 Phường Tân Phong Biên Hoà Tỉnh Đồng Nai

Hotline: 0251.626.9999

Email: [email protected]

Website: https://trungtamvacxindongnai.com

Facebook:  https://www.facebook.com/Tiemchungvacxindongnai/ 

 

 

 

Bạn cần
hỗ trợ